Bí Quyết Sống Xanh Cho Người Bận Rộn
Xu hướng sống xanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong cộng đồng GenZ. Theo nghiên cứu mới nhất, hơn 70% GenZ sẵn sàng chi nhiều ngân sách hơn để sở hữu một ngôi nhà “xanh”, và tỷ lệ tìm kiếm nơi ở thân thiện với môi trường của thế hệ này cao hơn 27% so với thế hệ trước. Những thói quen nhỏ nhưng bền bỉ có thể tạo nên những thay đổi lớn cho môi trường.
1. Tầm quan trọng của lối sống xanh trong cuộc sống hiện đại
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) năm 2016, sống xanh (green living) là đưa ra những lựa chọn bền vững về những gì chúng ta ăn, cách di chuyển, cách mua sắm đồ vật, cách chúng ta sử dụng và thải bỏ nó.
Lối sống xanh không chỉ đơn thuần là một xu hướng mà còn là một phong cách sống hướng tới tương lai. Bằng việc lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu rác thải,….
Thói quen sống xanh không chỉ góp phần bảo vệ hành tinh mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Việc sống xanh mang lại lợi ích như tiết kiệm chi phí, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững.
2. Thói quen sống xanh cho người bận rộn
– Sử dụng túi tái chế thay túi nilon
Đối với chúng ta, nhu cầu một chiếc túi ni lông chỉ vỏn vẹn trong vài giờ đồng hồ, nhưng thiên nhiên phải mất hơn 1.000 năm mới có thể phân huỷ những chiếc túi này. Việc chuyển sang sử dụng túi vải, túi tái chế là một trong những bước đơn giản nhất để bắt đầu lối sống xanh. Những chiếc túi vải này không chỉ bền bỉ mà còn có thể gấp gọn, giặt sạch dễ dàng và sử dụng được nhiều lần. Những thay đổi nhỏ này sẽ giúp giảm đáng kể lượng rác thải nhựa ra môi trường.
Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu mã, chất liệu túi như: túi vải canvas, túi vải đay, túi vải không dệt,….. với đa dạng thiết kế, kích thước, tính thẩm mỹ cao giúp đáp ứng các nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
– Thực hiện nguyên tắc 3R trong sinh hoạt hàng ngày
3R là chìa khóa để xây dựng một cuộc sống bền vững mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Nguyên tắc 3R bao gồm:
Reduce (Giảm thiểu/tiết giảm): Cải tiến và thay đổi lối sống, cách tiêu dùng hợp lý sẽ góp phần làm giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường. Dễ hiểu hơn là lượng sản phẩm tạo ra lớn, nguồn tài nguyên được sử dụng đạt hiệu quả nhưng lượng chất thải được tạo ra ít là sự tối ưu hóa cần thiết nhất cho môi trường hiện nay.
Reuse (Tái sử dụng): Tận dụng tối đa tuổi thọ của các sản phẩm và sử dụng tối ưu nó để phục vụ các mục đích khác nhau nhằm tiết kiệm phần chất thải cho môi trường.
Recycle (Tái chế): Với sự sáng tạo sẽ biến những vật liệu tưởng chừng như vô dụng thành những sản phẩm mới có giá trị, góp phần giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
– Tiết kiệm năng lượng và nước
Việc tiết kiệm năng lượng và nước không chỉ là một hành động bảo vệ môi trường mà còn là cách để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Thói quen tiết kiệm năng lượng có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như tắt đèn khi không sử dụng, rút phích cắm các thiết bị điện khi không dùng đến. Ưu tiên sử dụng các thiết bị có nhãn tiết kiệm năng lượng, bóng đèn LED thay vì bóng đèn sợi đốt. Tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp (25-26 độ C) giúp tiết kiệm điện năng đáng kể.
– Ý thức tiêu dùng xanh
Trở thành những người tiêu dùng thông thái bằng cách ưu tiên các sản phẩm có bao bì thân thiện môi trường, có thể tái chế. Lựa chọn các sản phẩm bền vững như bình giữ nhiệt, túi vải canvas, sổ tay giấy tái chế, hoặc các sản phẩm thủ công từ nguyên liệu tự nhiên không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhạy bén với xu hướng này, không ngừng cải tiến và cung cấp những sản phẩm xanh, thân thiện môi trường như bao bì tái chế, mỹ phẩm thuần chay hoặc các món quà được làm từ những nguyên vật liệu thân thiện cho các sự kiện, hội nghị thể hiện sự quan tâm đến môi trường, truyền cảm hứng cho cộng đồng về một lối sống xanh bền vững.
- Kết luận
Sống xanh không phải là một mục tiêu xa vời mà là tập hợp những hành động nhỏ hàng ngày. Bằng cách áp dụng những thói quen sống xanh đơn giản nêu trên, mỗi người đều có thể góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững cho thế hệ sau. Hãy nhớ rằng, mọi hành động dù nhỏ đều có thể tạo nên sự thay đổi lớn khi được thực hiện bền bỉ và lan tỏa trong cộng đồng.